Nhiều công ty con của KTV thua lỗ, giám sát tài chính đặc biệt

Bộ Tài chính vừa có báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính, đầu tư của Công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (KTV).

Lợi nhuận giảm

Theo báo cáo, tổng doanh thu 6 tháng năm 2021 của toàn tập đoàn đạt 54.617 tỷ đồng. Tổng doanh của công ty mẹ TKV đạt 51.442 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn đạt 1.875 tỷ đồng, bằng 62,5% so với kế hoạch năm. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh công ty mẹ TKV đạt 1.022 tỷ đồng.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty mẹ TKV là 2,67%; toàn tập đoàn là 3,98%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản công ty mẹ là 1,19%; toàn tập đoàn là 1,27%.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn tại thời điểm 30/6/2021, công ty mẹ là 1,11 lần (năm 2020 là 1,09), toàn tập đoàn là 0,91. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tại công ty mẹ là 1,09 lần; toàn tập đoàn là 1,82 lần.

{keywords}
Nhiều công ty con của KTV thua lỗ, giám sát tài chính đặc biệt

Số dư nợ phải thu khó đòi của công ty mẹ thời điểm ngày 1/1/2020 là 199 tỷ đồng, số đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là 187 tỷ đồng. Số dư nợ quá hạn thời điểm ngày 31/12/2020 là 193,7 tỷ đồng, giá trị trích lập dự phòng là 129 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 31/12/2020, tổng số vốn đầu tư tài chính dài hạn của công ty mẹ - TKV là gần 16.305 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư vào 37 công ty con với số vốn trên 16.054 tỷ đồng. Số công ty liên kết, liên doanh là 11, nguồn vốn 186,754 tỷ đồng. TKV còn đầu tư góp vốn vào hai đơn vị khác với số vốn 63,826 tỷ đồng.

Bộ Tài chính đánh giá, mặc dù TKV có đủ khả năng trả nợ các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 1.972 tỷ đồng, các chỉ số thanh toán tức thời và thanh toán nhanh thấp, TKV cần tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm hàng tồn kho để cải thiện các chỉ tiêu khả năng thanh toán. 

Nhiều công ty con thua lỗ

Năm 2020, một số công ty con có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ. Đơn cử, CTCP Cromit Cổ định Thanh Hóa vốn điều lệ 400 tỷ đồng, năm 2020 lỗ 30,8 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 252 tỷ đồng, bằng 63% vốn điều lệ.

CTCP Sắt Thạch Khê lỗ lũy kế là 21 tỷ đồng. CTCP Đồng Tà Phời vốn điều lệ 458,3 tỷ đồng, năm 2020 lỗ 203,4 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 230,5 tỷ đồng, bằng 50,3% vốn điều lệ.

Đặc biệt, một số đơn vị có dấu hiệu mất an toàn về tài chính, phải đưa vào giám sát tài chính đặc biệt. Trong đó, CTCP Than Hà Lầm có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu hai năm liên tiếp (năm 2019 là 10,08 lần, năm 2020 là 10,21 lần) cao hơn mức quy định (không quá 3 lần).

Các đơn vị có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5 là CTCP Sắt Thạch Khê. Hệ số nợ phải trả lớn hơn 3 lần và lợi nhuận gộp giảm 2 năm liên tiếp là Công ty TNHH Môi trường, CTCP Than Núi Béo,... Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần như CTCP Than Mông Dương, CTCP Than Vàng Danh, CT CP Than Cọc 6.

Một số đơn vị đã đầu tư vốn từ nhiều năm đến nay tạm dừng hoạt động do chưa được cấp giấy phép khai thác (hoặc cấp phép lại), sẽ rủi ro không thu hồi đủ được vốn TKV.

CTCP Cromit Cổ Định Thanh Hoá, vốn điều lệ là 400 tỷ đồng, trong đó TKV góp 94,8% vốn điều lệ, tương ứng với giá trị 379,1 tỷ đồng. Số vốn thực góp của TKV là 402,8 tỷ đồng, chênh lệch so với tỷ lệ góp vốn là 23,6 tỷ đồng. Số lỗ luỹ kế đến ngày 31/12/2020 là 252 tỷ đồng, bằng 65,7% vốn điều lệ.

Trước tình hình trên, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chỉ đạo TKV lập phương án, thực hiện sắp xếp lại cơ sở nhà, đất, xử lý các vấn đề tồn tại tài chính để có kế hoạch cổ phần hóa công ty mẹ - TKV đảm bảo tính khả thi, hoàn thiện đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2021-2025.

Đối với việc đầu tư vào các công ty con, Bộ Tài chính cho rằng một số công ty con của TKV cùng đầu tư vốn vào các công ty khác trong tổ hợp tập đoàn là chưa phù hợp với quy định. Vì vậy, các công ty con cần thoái vốn để đảm bảo tái cơ cấu TKV.

Thực hiện trích lập, xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp theo đúng quy định.

Bảo Anh

Thép Sông Hồng sắp giải thể

Thép Sông Hồng sắp giải thể

Cùng với việc Thép Sông Hồng đang làm thủ tục giải thể, Tổng công ty Sông Hồng (SHG) đứng trước nguy cơ mất trắng hơn trăm tỷ đồng đã đầu tư góp vốn vào công ty này.



from Kinh doanh - Tin kinh tế thị trường, tài chính, chứng khoán https://ift.tt/rBkYH4d

 

Treo băng rôn với nhiều ưu điểm nổi bật như: chi phí đầu tư thấp, khả năng linh hoạt và tùy biến theo yêu cầu. Giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản đầu tư lớn vào quảng cáo hơn các dịch vụ truyền thông khác. Vớ kinh nghiệp nhiều năm của treo băng rôn quảng cáo Mekoong là nơi lựa chọn tốt nhất

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Treo Băng rôn là gì?

Treo Băng Rôn Giá Rẻ Tại TPHCM

Băng rôn đeo đầu cổ vũ giá rẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh